FREESHIP CHO ĐƠN HÀNG TỪ 999K

Vải mesh là gì? Ưu nhược điểm - Ứng dụng & Vệ sinh vải Mesh

Fri, 28-10-2022

Vải mesh được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau nhưng khá nhiều người còn chưa biết đến loại vải này. Vậy thì hôm nay hãy cùng Liin Clothing tìm hiểu về vải mesh nhé. 

Vải mesh (vải lưới) là gì?

Vải mesh có cấu tạo từ ethylene - một loại chất liệu này có nguồn gốc từ dầu mỏ và nylon. Vải mesh có tên gọi khác là vải lưới bởi nó có hình dạng như tấm lưới với những lỗ thoát khi lớn. Khi sờ sẽ cảm thấy vải láng mịn, bề mặt vải bóng sáng. 

Vải mesh là gì?

Vải mesh là gì?

Các loại vải lưới, vải mesh phổ biến hiện nay

Vải mesh sợi Filament: Vải Filament có độ đàn hồi tốt, không bị nhão khi sử dụng, độ bền cao hơn một số loại vải khác.

Vải mesh xơ ngắn: bản chất chính là những sợi filament được cắt ngắn để có thể dễ dàng pha trộn với những loại sợi khác.

Vải mesh sợi thô: được làm từ các sợi filament dệt liên tiếp kéo lỏng với nhau.

Vải mesh Fiberfill: Loại vải này có dạng sợi lớn, chủ yếu được dùng để sản xuất quần áo, chăn, ga, gối.

Vải mesh

Vải mesh

>> Có thể bạn cũng quan tâm: Vải Lụa LATINH là gì?

Ưu điểm, nhược điểm của vải mesh

Ưu điểm vải mesh

Vải được làm từ nylon và polyester nên sợi vải khá bền. Trải qua quá trình giặt và sử dụng, vải cũng ít bị nhão hay mất cấu trúc ban đầu. 

Vải mesh có khả năng chịu nhiệt tốt lên đến 90 độ C. 

Do vải có nhiều lỗ nhỏ thoát khí nên tạo sự thoáng mát, thoải mái khi sử dụng.

Vải mesh có thể áp dụng nhiều màu sắc khác nhau mà không bị phai sau khi giặt nên được rất nhiều người lựa chọn trong may mặc. 

Vải mesh được làm từ nguyên liệu nhân tạo nên có giá thành rẻ hơn so với các loại vải được làm từ thiên nhiên. 

Vải mesh có nhiều màu sắc

Vải mesh có nhiều màu sắc

Nhược điểm vải mesh

Vải mesh được làm từ thành phần nylon nên dễ bị ăn mòn, và biến đổi bởi các hóa chất hóa học như acid hoặc badơ.

Do bề mặt vải có nhiều lỗ lưới nhỏ nên khả năng giữ nhiệt của vải không tốt, ít được ứng dụng vào mùa đông. 

Mặc dù vải có các lỗ thoáng khí nhưng khả năng thấm hút mồ hôi ra bên ngoài kém khiến người dùng cảm thấy khó chịu.

Cấu tạo vải mesh không chặt chẽ nên cần được giặt tay để đảm bảo không bị rách.

>> Xem thêm: Vải Nhung Là Gì? Ưu điểm và Ứng dụng vượt trội của vải Nhung

Ứng dụng của vải mesh

Trong ngành thời trang

Một trong những ứng dụng quan trọng của vải mesh là trong lĩnh vực thời trang như: sản xuất quần áo, giày, balo,...

Ứng dụng trong thời trang

Ứng dụng trong thời trang

Trong ngành đồ nội thất

Bên cạnh sản xuất thời trang, vải mesh còn được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực nội thất như: thảm, rèm cửa, võng, khăn phủ, ghế lưới,trang trí. Nhờ cso vải mesh mà các nhà sản xuất có thể tạo ra đa dạng mẫu mã các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ứng dụng trong nội thất

Ứng dụng trong nội thất

Trong ngành đồ gia dụng

Trong lĩnh vực gia dụng, vải mesh là chất liệu chủ yếu để tạo ra các sản phẩm như túi lưới đa năng, túi giặt, túi shopping, túi đựng đồ ăn, túi đi chợ,... 

Ứng dụng trong đồ gia dụng

Ứng dụng trong đồ gia dụng

>> Xem thêm: Vải dệt kim là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống

Cách vệ sinh vải mesh

Các sợi vải mesh được tạo ra từ các hạt nhựa nung chảy nên khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ bị tác động làm biến đổi vẻ bề ngoài. Do đó khi giặt bạn hãy sử dụng nước mát để làm sạch sản phẩm làm từ vải mesh nhé.

Vải mesh không thể chịu được nhiệt độ quá cao nên bạn tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Vải mesh rất nhanh khô nên chỉ cần phơi ở nơi thoáng mát là được.

Không cần phải là phẳng: Hầu hết các loại vải mesh sau khi sử dụng hoặc giặt giũ đều không bị nhăn nên không cần phải là phẳng. 

Một số loại vải mesh rất mềm và mỏng nên khi giặt bạn cần chú ý ưu tiên giặt tay và giặt nhẹ nhàng, không tác động quá mạnh để bảo vệ bề mặt vải không bị rút sợi.

Trên đây là những thông tin về chất liệu vải mesh mà Liin Clothing muốn chia sẻ cùng bạn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn.

>> Xem thêm: Suede là gì? Vải suede (da lộn) có an toàn không?

BLOG