FREESHIP CHO ĐƠN HÀNG TỪ 999K

Vải lụa là gì & Những điều bạn cần biết về loại vải này

Fri, 30-09-2022

Từ ngàn xưa, vải lụa đã được coi là chất liệu cao cấp thường chỉ dành cho giới quý tộc. Chon đến nay, các sản phẩm từ lụa đã trở nên phổ biến hơn nhưng giá trị thì vẫn còn nguyên. Vậy vải lụa là gì? Hãy cùng Liin Clothing tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Vải lụa là gì?

Vải lụa có bề mặt mịn màng, bóng bẩy được dệt từ các loại tơ tự nhiên. Loại vải tốt nhất để dệt lên lụa đẹp là tơ tằm. Để có được sợi tơ, cần phải nuôi tằm trên diện rộng. Tằm ăn lá và nhả ra các sợi tơ. Sau đó, tơ được lấy để se thành sợi và dệt nên vải.

Nguồn gốc của vải lụa

Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc cách đây khoảng 6000 năm TCN. Ở thời đó, vải lụa được coi là sản phẩm quý hiếm chỉ có vua quan và tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Dần dần, vải lụa trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở mọi tầng lớp xã hội.

Khi giao thương buôn bán giữa các nước phát triển, các thương nhân đem lụa ra nước ngoài để giao thương khiến lụa trở thành mặt hàng được tiêu thụ trên khắp thế giới. 

Đối với thị trường Việt Nam, lụa có mặt từ đời Vua Hùng thứ 6. Nghề chăn tằm, ươm tơ xuất hiện đầu tiên ở Ba Vì rồi phát triển thành nhiều làng lụa trên đất nước và duy trì cho tới tận ngày nay.

Tính chất của vải lụa

Tính chất vật lý

Vải lụa được dệt từ sợi vải tự nhiên nên có độ bền nhất trong các loại chất liệu. Bề mặt vải mềm mượt, co giãn tương đối. Khi có ánh sáng phản chiếu lên, tấm lụa trở nên óng ánh, rực sáng khiến người nhìn không khỏi ngỡ ngàng.

Tính chất hóa học

Được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên nên lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Không tan trong nước nhưng sẽ kém bền đi khi gặp nước nhiều. Chất liệu này tan trong dung dịch acid sulphuric. Bên cạnh đó, vì là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ chất hóa học nào nên cần vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ. Đặc biệt, chúng có khả năng tự phân hủy sinh học nên cực kỳ thân thiện với môi trường. 

Ưu & nhược điểm của vải lụa

Ưu điểm

Vải lụa mềm mại, bồng bềnh óng ánh tạo nên những bộ trang phục sang trọng, quý phái và cuốn hút người nhìn. Sợi vải tự nhiên nên thân thiện với môi trường, an toàn với mọi loại da kể cả làn da nhạy cảm cũng có thể sử dụng. Vải có độ hút ẩm cao lên tới 35%. Bên cạnh đó, khả năng chịu nhiệt cao nên vải lụa có thể gia nhiệt lên đến 110 độ C mà vẫn nguyên vẹn.

Nhược điểm

Vải lụa có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất dễ bị côn trùng gây bệnh. Độ đàn hồi của vải không nhiều như một số chất liệu khác và dễ bị ố vàng khi gặp mồ hôi.  Chất liệu lụa cao cấp có giá thành rất cao và yêu cầu sự bảo quản cẩn thận, tỉ mỉ.

Các loại vải lụa phổ biến nhất hiện nay

Vải lụa cotton

Lụa cotton có ưu điểm nổi bật là độ sáng bóng cao, chống tĩnh điện tốt, không dễ bị nhăn và có thể mặc trong nhiều thời tiết khac nhau. Do vậy, loại vải này được ứng dụng rất nhiều  trong các sản phẩm may mặc.

Sơ mi lụa cotton họa tiết nổi bật

Sơ mi lụa cotton họa tiết nổi bật

Vải lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm đang là loại vải cao cấp nhất hiện nay. Chất liệu này được sử dụng chủ yếu trong lễ phục dạ hội, dự tiệc sang trọng.

Vải lụa gấm

Kết tinh từ 2 chất liệu cao cấp là lụa và gấm loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội. Vì vậy, trang phục được làm từ lụa gấm đều có giá thành rất cao và không phải ai cũng có cơ hội sử dụng. 

Sơ mi cộc lụa gấm cao cấp

Sơ mi cộc lụa gấm cao cấp

Vải lụa satin

Lụa satin được áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo nên sự đan kết chặt chẽ giữa các sợi vải ngang, dọc. Vải lụa satin có độ mịn đẹp và tính thẩm mỹ cao nên giá thành không hề rẻ một hút nào. 

Sơ mi cổ bẻ lụa satin tay phồng

Sơ mi cổ bẻ lụa satin tay phồng

Vải lụa cát

Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất của vải lụa cát là bề mặt hơi nhám. Khi cọ xát tạo cảm giác như những hạt cát đang chuyển động.

Vải lụa twill

Đây là loại vải lụa được sản xuất từ thành phần chính là tơ tằm, có cấu trúc sợi chéo, bền và vô cùng chắc. 

Sơ mi lụa twill cổ trụ họa tiết bèo

Sơ mi lụa twill cổ trụ họa tiết bèo 

Vải lụa đũi

Lụa đũi được dệt từ sợi vải thô và sợi tơ tằm. Vải có bề mặt khá thô nên thường được dùng để may áo sơ mi, làm khăn,…

Áo lụa đũi mềm mịn 

Áo lụa đũi mềm mịn

>> Có thể bạn cũng quan tâm: Vải Lụa LATINH, Loại vải thời trang Cao Cấp và Sang Trọng

Vải lụa chiffon

Lụa Chiffon có đặc điểm là khá mỏng, có thể nhìn xuyên thấu. Do vậy cần lưu ý may thêm phần lớp vải lót bên trong để trang phục được tinh tế hơn.

Áo lụa chiffon cách điệu tay bồng quyến rũ

Áo lụa chiffon cách điệu tay bồng quyến rũ

Ứng dụng của vải lụa trong đời sống

Trong ngành thời trang may mặc 

Trang phục làm từ vải lụa vô cùng được ưa chuộng. Chúng có mặt trong tất cả các loại sản phẩm thời trang và được người dùng vô cùng yêu thích.

Đầm lụa hoa nhún bèo

Đầm lụa hoa nhún bèo

Trong sản xuất nội thất

Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất thời trang, lụa còn được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất như màn, rèm cửa.

Cách giặt & bảo quản vải lụa

Khi giặt trang phục lụa nên giặt nhẹ nhàng bằng tay và dùng sản phẩm giặt chuyên dụng để đảm bảo độ bền của vải. 

Không nên phơi lụa dưới ánh nắng trực tiếp vì có thể làm giòn và gãy các sợi lụa. 

Vải lụa tự nhiên khá mỏng nên bạn cần cẩn trọng khi ủi đồ. Tốt hơn hết nên ủi bằng bàn là hơi nước và nên ủi ở mặt trái của sản phẩm.

Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn đã hiểu thêm về chất liệu vải lụa và biết cách sử dụng đồ lụa đẹp, bền lâu. Nếu muốn tìm các sản phẩm lụa cao cấp hãy ghé thăm Liin Clothing để được sở hữu những sản phẩm thời trang đẹp thịnh hành nhất nhé.

>> Xem thêm: Vải Thô Là Gì? Các loại vải thô phổ biến hiện nay - Tìm hiểu ngay

BLOG