FREESHIP CHO ĐƠN HÀNG TỪ 999K

Vải Chân Cua là gì? Nguồn gốc - Ưu điểm - Ứng dụng - Cách sử dụng

Thu, 13-10-2022

Vải chân cua là loại vải có nhiều tính ứng dụng với nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội. Cùng thời trang công sở tìm hiểu vải chân cua là gì, ưu nhược điểm của chúng ra sao và ứng dụng của chúng trong các thiết kế hàng ngày. 

Vải chân cua là gì?

Vải chân cua (hay còn được gọi là vải da cá) có đặc điểm dễ nhận thấy nhất là lớp trong của vải có những vòng tròn lớn, được xếp xen kẽ, lần lượt theo lớp. Vì đặc điểm của những vòng tròn trong lớp trong của vải, người ta thường gọi chúng là vải chân cua vòng trong to, hoặc vải da cá vòng tròn nhỏ. Lớp ngoài của vải chân cua mịn màng, các sợi vải sát khít với nhau nên tạo cảm giác vô cùng thoải mái khi tiếp xúc với da.  

Vải chân cua

Vải chân cua 

Nguồn gốc phát triển vải nỉ chân cua

Vải chân cua có nguồn gốc từ Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ khi người dân ở hai quốc gia này tìm kiếm một loại vải có khả năng giữ ấm tốt, dùng để may thảm hoặc quần áo mùa đông. Kể từ đó loại vải chân cua được biết đến rộng rãi hơn ở các nước phương Tây có khí hậu lạnh. 

Ngày nay, vải chân cua hay nỉ da cá cũng được sử dụng nhiều trong các thiết kế trang phục mùa đông ở Việt Nam. Cùng khám phá những tính năng ưu việt của loại vải này nhé! 

Ưu nhược điểm của vải nỉ chân cua

Ưu nhược điểm của vải chân cua

Ưu nhược điểm của vải chân cua 

Ưu điểm của vải nỉ chân cua

Khả năng giữ nhiệt tốt: Vải da cá có khả năng giữ nhiệt tốt, giúp cơ thể con người chống chọi lại với thời tiết lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông. Trên bề mặt vải có những lớp lông ngắn tạo ra lớp cách nhiệt song song. 

Độ bền tốt: Thành phần của vải chân cua bao gồm 64% sợi tổng hợp polyester và 35% sợi cotton. Vì vậy vải có độ bền cao, sử dụng được trong một thời gian dài 

Độ co giãn và khả năng chống nhăn tốt: Vì khả năng co giãn tốt mà vải chân cua được sử dụng khá thường xuyên trong việc may các loại quần áo thể thao. Khả năng chống nhăn của vải chân cua khiến bạn không phải đau đầu khi giặt đồ bằng máy giặt. 

Nhược điểm của vải nỉ chân cua

Nhược điểm đầu tiên là vải chân cua khá dễ bị sờn và phai màu sau khoảng thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, vải chân cua có độ dày nhất định nên thích hợp với những trang phục mùa đông hơn. 

>> Có thể bạn cũng quan tâm: Vải Thun Cá Sấu là gì? Đặc điểm nổi bật và Ưu nhược điểm ra sao?

Tính ứng dụng của vải nỉ chân cua trong đời sống

Vải chân cua đa dạng màu sắc nên có tính ứng dụng cao trong ngành công nghiệp thời trang. Vải chân cua được sử dụng để may trang phục thể thao, đồ tập gym, tập yoga vì kha khả năng thấm hút mồ hôi tốt. 

Các thiết kế áo hoodie mùa đông vải chân cua được nhiều người vô cùng ưa chuộng. So với những chiếc áo hoodie vải nỉ bông, áo hoodie vải chân cua có khả năng giữ ấm tốt hơn, không gây cảm giác phồng to áo khi mặc, tuy nhiên khi cầm sẽ chắc tay hơn, không nhẹ như vải nỉ bông. 

Vải chân cua may áo hoodie

Vải chân cua may áo hoodie 

Thảm lót chân may bằng vải chân cua 

Thảm lót bằng vải chân cua có khả năng chống thấm nước, độ bền cao nên trở thành món đồ được nhiều gia đình sử dụng.

Thảm lót bằng vải chân cua có khả năng chống thấm nước, độ bền cao nên trở thành món đồ được nhiều gia đình sử dụng. 

>> Có thể bạn cũng quan tâm: Vải Kate Thái Là Gì? Ưu nhược điểm và Cách bảo quản vải Kate

Một số câu hỏi về vải chân cua

Nhiều người sẽ thắc mắc về vải chân cua, nhất là trong quá trình sử dụng loại vải này. Sau đây Liin sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về loại vải này. 

Vải nỉ chân cua có tốt không?

Chắc hẳn với những ưu điểm kể trên, bạn đã tự có cho mình những đánh giá khách quan về loại vải này. Sự kết hợp của vải cotton, polyester tạo nên độ co giãn tuyệt vời cho vải chân cau.  

Vải chân cua có nóng không?

Vốn là loại vải có nguồn gốc từ những quốc gia có nhiệt độ thấp, vải chân cua là lựa chọn lý tưởng khi thiết kế các loại quần áo mùa đông, và sẽ không thoải mái trong thời tiết mùa hè. 

Vải chân cua có xù lông không?

Khả năng chống ma sát và chống nhăn, xù của vải chân cua chính là một ưu điểm không thể bỏ qua của loại vải này. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mang giặt vải chân cua trong máy giặt. 

Vải chân cua có dày không?

Vải chân cua có độ dày vừa phải nhưng có khả năng giữ nhiệt tốt. Cầm một chiếc áo vải chân cua trên tay, bạn sẽ cảm nhận được sự chắc tay của chiếc áo, tuy nhiên vải vẫn có độ mịn khi chạm vào, tạo trải nghiệm thoải mái khi mặc. 

Vải chân cua có ấm không?

Vải chân cua có khả năng giữ nhiệt tốt, giúp giữ ấm cơ thể, vì vậy các loại áo khoác ngoài, áo hoodie thường được may bằng vải chân cua. 

Cách giặt áo vải chân cua như thế nào bền lâu

Vải chân cua không yêu cầu quá khắt khe khi giặt, bạn chỉ cần lưu ý tới một số điểm sau đây: 

Cần phân loại quần áo trắng - quần áo màu trước khi giặt để tránh bị lẫn màu. 

Không nên dùng quá nhiều lực, hay dùng bàn chải cọ xát mạnh các vết bẩn trên bề mặt vải gây hỏng kết cấu bề mặt vải, dẫn đến xù lông, phai màu. Thay vào đó, hay pha loãng xà phòng với nước tùy theo độ bẩn trên vải và ngâm vải từ 20 - 30 phút.  

Lưu ý sử dụng & bảo quản vải chân cua

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng bạn nên tránh là ủi quần áo vải chân cua - sẽ làm sản phẩm nhanh xuống cấp. Không nên phơi vải trong thời tiết nắng gay gắt, trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

>> Xem thêm: Vải Thô Là Gì? Các loại vải thô phổ biến hiện nay

BLOG